Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay.
Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.
Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống
- Nguyên nhân do chấn thương cột sống.
- Các tư thế trái, xấu trong sinh hoạt, lao động.
- Tuổi tác và các bệnh lý cột sống, bẩm sinh hay mắc phải như: gai đôi cột sống, gù, vẹo hoặc thoái hóa cột sống...
- Cũng có thể do di truyền nếu bố mẹ có đĩa đệm bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Theo y học cổ truyền thì thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân sau đây dưới hai thể:
- Thể can thận hư: chức năng của can thận bị suy yếu, phong hàn, thập, thừa hư xâm nhập vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm làm kinh khí bị bế tắc gây đau và hạn chế vận động, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến can thận. Thấp lâu ngày không giải tỏa được sẽ hóa hỏa, mặt khác kinh dân bị thiêu nhưỡng dẫn đến cân cơ bị mềm yếu, teo... thoat vi dia dem doctor100
- Thể huyết ứ: Do lao động quá sức hoặc vận động trái tư thế, bị chấn thương... gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc, sự lưu thông kinh khí không bình thường, khí huyết lưu thông sẽ gây đau đớn, hạn chế vận động.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh.
Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.
Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệmcột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.
Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.
Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.
Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.
Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống
- Nguyên nhân do chấn thương cột sống.
- Các tư thế trái, xấu trong sinh hoạt, lao động.
- Tuổi tác và các bệnh lý cột sống, bẩm sinh hay mắc phải như: gai đôi cột sống, gù, vẹo hoặc thoái hóa cột sống...
- Cũng có thể do di truyền nếu bố mẹ có đĩa đệm bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Theo y học cổ truyền thì thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân sau đây dưới hai thể:
- Thể can thận hư: chức năng của can thận bị suy yếu, phong hàn, thập, thừa hư xâm nhập vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm làm kinh khí bị bế tắc gây đau và hạn chế vận động, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến can thận. Thấp lâu ngày không giải tỏa được sẽ hóa hỏa, mặt khác kinh dân bị thiêu nhưỡng dẫn đến cân cơ bị mềm yếu, teo... thoat vi dia dem doctor100
- Thể huyết ứ: Do lao động quá sức hoặc vận động trái tư thế, bị chấn thương... gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc, sự lưu thông kinh khí không bình thường, khí huyết lưu thông sẽ gây đau đớn, hạn chế vận động.
Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.
Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệmcột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.
Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.
Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.