Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Thoát vị đĩa đệm cột sống có nên mổ? Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, phẫu thuật là sự đánh đổi giữa khả năng hết bệnh với việc chấp nhận những nguy cơ có thể xảy ra trong ca mổ và biến chứng sau đó.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm làm giảm bớt cơn đau thần kinh bằng việc loại bỏ chèn ép dây thần kinh do thoát vị. Đĩa đệm sẽ được nạo vét tối đa. Phẫu thuật có khả năng làm giảm đi rất nhiều mức độ đau trong 80 đến 85% các trường hợp mà không cần sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm nữa.
Mục đích của phẫu thuật là lấy đi khối thoát vị để không gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Nhằm giúp bệnh nhân không đau khi mổ, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ mổ hoặc gây tê tủy sống, gây mê. Rất ít bệnh nhân chịu nổi ca mổ chỉ có gây tê tại chỗ cho dù đây là phương pháp an toàn nhất. Với sự phổ biến của các loại thuốc mê thế hệ mới, gây mê hiện là phương pháp an toàn và tiện lợi ngang bằng, thậm chí còn hơn so với gây tê tủy sống.
Phẫu thuật nội soi
Nhìn chung phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm như: thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày), phương pháp mổ an toàn (vì bệnh nhân tỉnh nên khi dụng cụ chạm hoặc cạnh tổ chức thần kinh sẽ thấy đau hoặc tê chân), sau mổ đau rất ít (vì tổn thương phần mềm ít nhất), bảo vệ được các thánh phần phía sau của cột sống. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thoát vị thể lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên, không có hẹp ống sống kèm theo, không mất vững cột sống. Chống chỉ định trong các trường hợp thoát vị quá to gây chèn ép đuôi ngựa, thoát vị thể trung tâm, hẹp ống sống, mất vững cột sống.
Mổ hở
Ở Việt Nam hiện nay, mổ hở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm triệt để và có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, các biến chứng của nó khiến các bác sĩ luôn phải cân nhắc khi nào nên mổ cho bệnh nhân. Biến chứng có thể chỉ là chảy một chút máu từ vết mổ hoặc nhiễm trùng, đau tăng lên sau mổ, thậm chí liệt hoặc tử vong. Sau một thời gian, các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh… có thể xuất hiện. Cũng may là tỷ lệ biến chứng sau mổ không cao lắm.
Phẫu thuật chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình chữa bệnh. Bệnh nhân chớ vội tin rằng mình đã khỏe mạnh hoàn toàn khi thấy đã hết đau sau mổ. Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một bước không thể thiếu. Thường thì 6 tháng sau mổ, người bệnh mới có thể bình phục hoàn toàn, nhưng sau 3-4 tuần đã có thể đi làm trở lại dù vẫn còn phải kiêng cữ và tiếp tục điều trị.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Chí phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào việc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm một tầng hay hai tầng, bệnh đã nghiêm trọng chưa và phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.
Những trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn thuần, không có hẹp ống sống thì chỉ cần mổ lấy nhân thoát vị đơn thuần và chi phí phẫu thuật khoảng 15 – 18 triệu. Mổ nội soi chi phí đắt hơn dao động khoảng 40 triệu đồng. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí (thoát vị đa tầng) hoặc thoát vị kèm theo hẹp ống sống thì ngoài việc mổ lấy nhân thoát vị còn phải mở cung sau giải ép ống sống và đặt nẹp để cố định cột sống. Riêng chi phí cho nẹp và vít khoảng từ 30 – 32 triệu. Các chi phí khác cho cuộc mổ khoảng 10 – 12 triệu.
Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, phẫu thuật là sự đánh đổi giữa khả năng hết bệnh với việc chấp nhận những nguy cơ có thể xảy ra trong ca mổ và biến chứng sau đó.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm làm giảm bớt cơn đau thần kinh bằng việc loại bỏ chèn ép dây thần kinh do thoát vị. Đĩa đệm sẽ được nạo vét tối đa. Phẫu thuật có khả năng làm giảm đi rất nhiều mức độ đau trong 80 đến 85% các trường hợp mà không cần sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm nữa.
Mục đích của phẫu thuật là lấy đi khối thoát vị để không gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Nhằm giúp bệnh nhân không đau khi mổ, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ mổ hoặc gây tê tủy sống, gây mê. Rất ít bệnh nhân chịu nổi ca mổ chỉ có gây tê tại chỗ cho dù đây là phương pháp an toàn nhất. Với sự phổ biến của các loại thuốc mê thế hệ mới, gây mê hiện là phương pháp an toàn và tiện lợi ngang bằng, thậm chí còn hơn so với gây tê tủy sống.
Phẫu thuật nội soi
Nhìn chung phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm như: thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày), phương pháp mổ an toàn (vì bệnh nhân tỉnh nên khi dụng cụ chạm hoặc cạnh tổ chức thần kinh sẽ thấy đau hoặc tê chân), sau mổ đau rất ít (vì tổn thương phần mềm ít nhất), bảo vệ được các thánh phần phía sau của cột sống. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thoát vị thể lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên, không có hẹp ống sống kèm theo, không mất vững cột sống. Chống chỉ định trong các trường hợp thoát vị quá to gây chèn ép đuôi ngựa, thoát vị thể trung tâm, hẹp ống sống, mất vững cột sống.
Mổ hở
Ở Việt Nam hiện nay, mổ hở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm triệt để và có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, các biến chứng của nó khiến các bác sĩ luôn phải cân nhắc khi nào nên mổ cho bệnh nhân. Biến chứng có thể chỉ là chảy một chút máu từ vết mổ hoặc nhiễm trùng, đau tăng lên sau mổ, thậm chí liệt hoặc tử vong. Sau một thời gian, các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh… có thể xuất hiện. Cũng may là tỷ lệ biến chứng sau mổ không cao lắm.
Phẫu thuật chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình chữa bệnh. Bệnh nhân chớ vội tin rằng mình đã khỏe mạnh hoàn toàn khi thấy đã hết đau sau mổ. Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một bước không thể thiếu. Thường thì 6 tháng sau mổ, người bệnh mới có thể bình phục hoàn toàn, nhưng sau 3-4 tuần đã có thể đi làm trở lại dù vẫn còn phải kiêng cữ và tiếp tục điều trị.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Chí phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào việc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm một tầng hay hai tầng, bệnh đã nghiêm trọng chưa và phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.
Những trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn thuần, không có hẹp ống sống thì chỉ cần mổ lấy nhân thoát vị đơn thuần và chi phí phẫu thuật khoảng 15 – 18 triệu. Mổ nội soi chi phí đắt hơn dao động khoảng 40 triệu đồng. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí (thoát vị đa tầng) hoặc thoát vị kèm theo hẹp ống sống thì ngoài việc mổ lấy nhân thoát vị còn phải mở cung sau giải ép ống sống và đặt nẹp để cố định cột sống. Riêng chi phí cho nẹp và vít khoảng từ 30 – 32 triệu. Các chi phí khác cho cuộc mổ khoảng 10 – 12 triệu.