Hỏi:
Tôi năm nay 34 tuổi, chụp MRI cột sống cổ, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm C4-5-6. Vậy xin hỏi nếu bệnh đưa đến phẫu thuật có nguy hiểm không?
Tôi đang chơi môn tennis và bác sĩ bảo không cho chơi nữa, bác sĩ cấm như vậy có đúng không và tôi được chơi các môn nào khác để hợp với sức khỏe của mình? Tôi phải làm gì để giữ gìn căn bệnh này khỏi tiến hoá nhanh? Xin cảm ơn! (TUẤN MINH)
Trả lời:
Trên ảnh MRI của bạn, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở C4/5 và C5/6 và khuyên bạn không nên chơi tennis, đó là lời khuyên đúng. Bạn có thể chơi những môn thể thao không gây ra một áp lực quá tải lên cột sống cổ như bơi lội, khí công...
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra trên cơ sở thoái hóa cột sống, vì vậy bạn nên sử dụng các thuốc chống thoái hóa cột sống dưới sự theo dõi của một bác sĩ chuyên khoa. Về việc can thiệp phẫu thuật, căn cứ vào tổn thương cụ thể mà người thầy thuốc sẽ chọn ra những chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp khác nhau.
Hiện tại các can thiệp ngoại cho thoát vị đĩa đệm cột sống gồm:
- Mổ hở: Một can thiệp ngoại khoa nặng nề với những rủi ro và biến chứng cao. Ở một số mức độ tổn thương không thể né tránh được can thiệp này.
- Những can thiệp ngoại khoa tối thiểu:
+ Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chimopapain: tuy là can thiệp tối thiểu, nhưng vẫn có những biến chứng có thể gây nguy cơ tử vong do sốc phản vệ vì dị ứng với men tiêu nhân nhầy.
+ Mổ nội soi đĩa đệm: cũng có những biến chứng như mổ hở.
+ Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da: đây không phải là một phẫu thuật mà chỉ là một thủ thuật. Thủ thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
Năng lượng laser được đưa vào trong nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser này làm quang đông và bốc bay một phần nhân nhầy. Nhân nhầy co rút lại cùng với lỗ hổng do sự bốc bay nhân nhầy tạo ra, đã làm giảm áp suất nội đĩa đệm, dẫn tới giảm áp suất chèn ép lên rễ dây thần kinh ở vị trí thoát vị.
Thủ thuật này được chỉ định cho đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm, ngoại trừ trường hợp đĩa đệm bị vỡ ra, xẹp đĩa đệm trên 50%, thoát vị đĩa đệm quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đứt dây chằng dọc sau, trượt thân đốt sống trên độ 1, phì đại dây chằng vàng, phụ nữ đang mang thai.
Sau khi thực hiện sau thủ thuật, bệnh nhân được về nhà ngay và tự mình có thể phục vụ mình những nhu cầu cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác. Tuy vậy bệnh nhân cũng cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh trong 1 đến 2 tuần đầu và tránh đi lại nhiều. Trong vòng 3 đến 5 tháng sau thủ thuật, cần tránh mang vác nặng hoặc các thao tác nào gây ra sự tăng đè ép lên đĩa đệm. Một số bệnh nhân cần bổ sung thêm vật lý trị liệu.
Trong 8 năm qua, Phân viện Vật lý y sinh học đã tiến hành điều trị cho gần hai ngàn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và lưng bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da, nhưng chưa gặp một trường hợp tử vong hay di chứng vĩnh viễn nào.
Tôi năm nay 34 tuổi, chụp MRI cột sống cổ, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm C4-5-6. Vậy xin hỏi nếu bệnh đưa đến phẫu thuật có nguy hiểm không?
Tôi đang chơi môn tennis và bác sĩ bảo không cho chơi nữa, bác sĩ cấm như vậy có đúng không và tôi được chơi các môn nào khác để hợp với sức khỏe của mình? Tôi phải làm gì để giữ gìn căn bệnh này khỏi tiến hoá nhanh? Xin cảm ơn! (TUẤN MINH)
Trả lời:
Trên ảnh MRI của bạn, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở C4/5 và C5/6 và khuyên bạn không nên chơi tennis, đó là lời khuyên đúng. Bạn có thể chơi những môn thể thao không gây ra một áp lực quá tải lên cột sống cổ như bơi lội, khí công...
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra trên cơ sở thoái hóa cột sống, vì vậy bạn nên sử dụng các thuốc chống thoái hóa cột sống dưới sự theo dõi của một bác sĩ chuyên khoa. Về việc can thiệp phẫu thuật, căn cứ vào tổn thương cụ thể mà người thầy thuốc sẽ chọn ra những chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp khác nhau.
Hiện tại các can thiệp ngoại cho thoát vị đĩa đệm cột sống gồm:
- Mổ hở: Một can thiệp ngoại khoa nặng nề với những rủi ro và biến chứng cao. Ở một số mức độ tổn thương không thể né tránh được can thiệp này.
- Những can thiệp ngoại khoa tối thiểu:
+ Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chimopapain: tuy là can thiệp tối thiểu, nhưng vẫn có những biến chứng có thể gây nguy cơ tử vong do sốc phản vệ vì dị ứng với men tiêu nhân nhầy.
+ Mổ nội soi đĩa đệm: cũng có những biến chứng như mổ hở.
+ Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da: đây không phải là một phẫu thuật mà chỉ là một thủ thuật. Thủ thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
Năng lượng laser được đưa vào trong nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser này làm quang đông và bốc bay một phần nhân nhầy. Nhân nhầy co rút lại cùng với lỗ hổng do sự bốc bay nhân nhầy tạo ra, đã làm giảm áp suất nội đĩa đệm, dẫn tới giảm áp suất chèn ép lên rễ dây thần kinh ở vị trí thoát vị.
Thủ thuật này được chỉ định cho đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm, ngoại trừ trường hợp đĩa đệm bị vỡ ra, xẹp đĩa đệm trên 50%, thoát vị đĩa đệm quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đứt dây chằng dọc sau, trượt thân đốt sống trên độ 1, phì đại dây chằng vàng, phụ nữ đang mang thai.
Sau khi thực hiện sau thủ thuật, bệnh nhân được về nhà ngay và tự mình có thể phục vụ mình những nhu cầu cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác. Tuy vậy bệnh nhân cũng cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh trong 1 đến 2 tuần đầu và tránh đi lại nhiều. Trong vòng 3 đến 5 tháng sau thủ thuật, cần tránh mang vác nặng hoặc các thao tác nào gây ra sự tăng đè ép lên đĩa đệm. Một số bệnh nhân cần bổ sung thêm vật lý trị liệu.
Trong 8 năm qua, Phân viện Vật lý y sinh học đã tiến hành điều trị cho gần hai ngàn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và lưng bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da, nhưng chưa gặp một trường hợp tử vong hay di chứng vĩnh viễn nào.